Cách làm bài thi đạt điểm cao Môn Ngữ Văn trong kì thi TNTHPTQG

Môn văn là môn duy nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia  thi dưới dạng hình thức tự luận.

Hằng năm kì thi tốt nghiệp THPT -CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC  diễn ra. Môn Văn là một trong 3 môn bắt buộc với các thí sinh. Vậy làm cách nào để có thể đạt điểm cao với môn Văn, TRUNG TÂM TRÍ VIỆT sẽ giới thiệu một số mẹo nhỏ dưới đây để các bạn tham khảo.

1. Bài thi môn Văn NHẤT THIẾT phải có các ý thật rõ ràng.

– Khi làm bài tránh mọi cách tiếp cận vòng vèo, lan man, đặc biệt phải đi đúng, đi trúng vào vấn đề.

– Cần chia bài văn thành thật nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhất thiết phải toát lên được một ý tường minh. Nên vận dụng thật linh hoạt các kiểu viết diễn dịch, tổng phân hợp. Nếu được, nên đặt câu chủ đề của mỗi đoạn ngay đầu tiên. Vì thường nhiều thầy cô khi chấm sẽ cho điểm ngay theo ý, không quan tâm nhiều đến đoạn sau nữa. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp.

– Chắc chắn phải hoàn thiện bài. Dù hết giờ cũng cần đảm bảo sự hoàn chỉnh của bài thi, dù chỉ một câu kết cũng làm cho bạn không bị mất đi những phần điểm đáng tiếc.

2. Học cách phân bố thời gian thật hợp lý

Thi môn Văn trong thời gian 120’ với 3 câu. Do vậy nếu không căn chỉnh thời gian phù hợp sẽ dễ sa vào những bài ít điểm và mất đi phần không đáng tại các câu quan trọng hơn. Các em nên tận dụng thời gian làm bài ngay khi nhận được đề thi, đồng thời phải tận dụng thời gian làm bài đến tận phút cuối cùng.

3. Quan trọng nhất: Kỹ năng xử lý từng câu hỏi

3.1: Câu 1: Đọc-hiểu

– Không yêu cầu ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Hỏi gì đáp nấy: Chỉ trả lời yêu cầu của bài, không cần liên hệ dài dòng.

– Chỉ yêu cầu ngắn gọn, chính xác và đầy đủ mà không cần thiết phải lý luận sâu sắc, văn phong mượt mà.

3.2: Câu 2: nghị luận xã hội thường có 2 dạng.

  • Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống. ( cách làm)
  • Dạng 2: Nghị luân về một tư tưởng đạo lý.( cách làm)

3.3: Nghị luận văn học

Thường tập trung vào các dạng:

– Phân tích tác phẩm (đoạn thơ, đoạn văn).

– Phân tích tình huống – Phân tích nhân vật.

– Phân tích cốt truyện.

– Phân tích chi tiết nghệ thuật.

– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

– So sánh hai tác phẩm, hai đoạn thơ, đoạn văn, hai hình tượng nhân vật…

4. Một số điểm lưu ý

– Đã là bài văn, dù dài hay ngắn, đều phải có mở và kết bài. Cần tập trung rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài để có thể mở bài thật nhanh, kết bài thật ấn tượng. Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc mở và kết bài, bởi mở bài giống như một chút rượu khai vị trước bữa ăn, còn kết bài giống một món tráng miệng, thân bài mới là bữa tiệc chính cần thưởng thức.

– Cần hết sức tránh việc tẩy xóa, để tránh cho bài làm không bị xấu và bẩn. Trong trường hợp bất khả kháng, bắt buộc phải bỏ phần vừa viết, cách tốt nhất và duy nhất là dùng thước kẻ gạch đè lên để bỏ đi, rồi viết tiếp. Chỉ gạch một nét, với độ đậm mực vừa phải, không ấn bút vì dễ làm rách giấy, hoặc làm xấu bài thi.

– Các em có thể xưng “tôi” trong bài nghị luận xã hội, hoặc xưng “chúng ta”, “ta”, trong những bài kêu gọi.

– Bài văn đạt điểm cao không chỉ cần đủ ý, với các đoạn văn được xây dựng chặt chẽ, diễn đạt khéo léo…, mà còn cần có các dẫn chứng được trích dẫn chính xác, tiêu biểu, có chọn lọc, giàu sức thuyết phục, góp phần làm sáng tỏ và nổi bật hơn hệ thống ý của bài văn.

Tư vấn miễn phí: 0962 005 996 – 0987 005 996.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962005996