Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ và trẻ bình thường.
Bệnh tự kỷ là gì?
Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn về sự phát triển về hành vi, có thể chúng sẽ ảnh hưởng đến những kĩ năng cơ bản của trẻnhỏ . Ví dụ: kỹ năng tạo lập hoặc phát triển các mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp hay là khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Trẻ mắc tự kỷ cũng sẽ bị giảm hứng thú đối với các môi trường bên ngoài rất nhiều. Thế giới quan đối với trẻ tự kỷ trở nên khác biệt hơn so với những trẻ bình thường.
Làm thế nào để nhận biết trẻ tự kỷ với trẻ em phát triển bình thường khác. Dưới đây là một số ví dụ có thể giúp cha mẹ nhận biết các dấu hiệu bệnh tự kỷ sớm theo từng giai đoạn
Mẹ gọi bé nhưng không có phản ứng từ bé, hay bé cứ mãi lặp đi lặp lại một hành động… đó là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể bé đang gặp một số vấn đề về việc phát triển và bố mẹ cần phải quan tâm ngay.
Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở con mình.
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ
Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự chú ý đến giọng nói của người khác. Các bé không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như bao đứa trẻ bình thường khác. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ và vẻ mặt không biểu cảm. Đó là những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ có thể phát hiện từ khi bé còn là một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả vì còn rất nhiều những dấu hiệu ở các mức độ khác nhau cho mỗi một dạng rối loạn phổ tự kỷ.
Một trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ dạng nhẹ sẽ không có các triệu chứng chính xác giống như một đứa trẻ rối loạn phổ tự kỷ dạng nặng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể khác nhau rất nhiều. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tự kỷ phổ biến:
Sự khác biệt xã hội ở trẻ em bị bệnh tự kỷ:
– Không hoặc rất ít khi giao tiếp bằng mắt.
– Không cười hoặc không phản ứng với nụ cười của cha mẹ hoặc các biểu cảm gương mặt.
– Không nhìn vào đối tượng hoặc các sự việc mà người khác chỉ tay vào hoặc đang tìm kiếm.
– Không chỉ tay đến đối tượng hoặc sự kiện để gây sự chú ý.
– Không có những biểu cảm trên gương mặt một cách thường xuyên.
– Không thể cảm nhận người khác đang cảm thấy thế nào bằng cách nhìn vào biểu hiện trên khuôn mặt của họ.
– Không tỏ ra đồng cảm với người khác.
– Không thể kết bạn hoặc không quan tâm đến việc kết bạn.
Sự khác biệt về giao tiếp ở trẻ bị bệnh tự kỷ
– Không dùng lời nói để chỉ ra nhu cầu của mình hay chia sẻ mọi điều với người khác.
– Không nói những từ đơn khi đã 16 tháng tuổi.
– Lặp lại chính xác những gì người khác nói mà không hiểu ý nghĩa (thường được gọi là parroting).
– Không phản ứng khi người khác gọi tên hoặc với các âm thanh khác (như còi xe hoặc tiếng “meo meo” của con mèo).
– Lẫn lộn giữa các đại từ xưng hô như gọi mình “bạn” và gọi bạn là “tôi”.
– Có dấu hiệu không muốn giao tiếp.
– Không bắt đầu hoặc không thể tiếp tục một cuộc trò chuyện.
– Không sử dụng đồ chơi hoặc các đối tượng khác để mô phỏng cho người hay đồ vật trong cuộc sống thực sự khi chơi trò chơi đóng giả vai.
– Có thể đặc biệt thuộc lòng rất tốt với những con số, chữ cái, bài hát, một đoạn nhạc trên truyền hình, hoặc một chủ đề cụ thể.
– Có thể mất ngôn ngữ hay mất các kỹ năng giao tiếp xã hội khác (thường trong độ tuổi từ 15 và 24 tháng).
Sự khác biệt về hành vi (lặp đi lặp lại và ám ảnh bởi hành vi) ở trẻ em bị bệnh tự kỷ:
– Nhảy, quay, lắc lư, xoay tròn ngón tay, đi trên ngón chân trong một thời gian dài.
– Thích lặp lại các thói quen, trật tự hay các nghi thức và rất khó khăn để thay đổi.
– Bị ám ảnh bởi một hoặc vài hoạt động bất thường.
– Chơi với các bộ phận của đồ chơi thay vì toàn món đồ (ví dụ: quay bánh xe của một chiếc xe tải đồ chơi).
– Dường như không có cảm giác đau đớn.
– Có thể rất nhạy cảm hoặc không nhạy cảm với tất cả các mùi, âm thanh, ánh sáng và kết cấu.
– Sử dụng tầm nhìn hoặc ánh mắt khác thường khi nhìn vào các đối tượng từ các góc độ khác thường.
Làm thế nào để nhận biết trẻ tự kỷ với trẻ em phát triển bình thường khác.
Dưới đây là một số ví dụ có thể giúp cha mẹ nhận biết các dấu hiệu bệnh tự kỷ sớm theo từng giai đoạn:
– Trẻ 12 tháng:
Một đứa trẻ phát triển theo mức độ điển hình sẽ quay đầu lại khi nghe tên của mình. Trong khi đó, trẻ bị tự kỷ có thể không quay lại nhìn, ngay cả khi tên của trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng có thể trẻ sẽ phản ứng với các âm thanh khác.
Một đứa trẻ có kỹ năng nói chậm sẽ dùng cử chỉ hoặc sử dụng nét mặt biểu cảm để bù đắp cho sự chậm nói của mình.
Một đứa trẻ tự kỷ có thể không nỗ lực để bù đắp cho sự chậm nói của mình hoặc có thể lặp đi lặp lại những gì được nghe trên truyền hình.
– Trẻ 24 tháng
Một đứa trẻ phát triển theo mức độ điển hình sẽ chỉ mẹ mình trong bức ảnh và nhìn mẹ để chia sẻ niềm vui với mẹ.
Một đứa trẻ tự kỷ có thể mang lại cho mẹ một bức ảnh nhưng trẻ không nhìn vào khuôn mặt của mẹ mình khi mẹ chia sẻ niềm vui.
Tin vào bản năng
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ nhỏ để bố mẹ phát hiện sớm. Nếu bạn lo lắng về cách trẻ chơi, học, nói, hành động hay di chuyển hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm lý nhi. Trước khi đến các cuộc hẹn, bạn nên có một danh sách kiểm tra các cột mốc phát triển của trẻ và đọc trước những lời khuyên về cách nói chuyện với bác sĩ. Hãy nhớ rằng bạn là người hiểu con mình nhất và mối quan tâm của bạn dành cho con rất quan trọng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán khi bạn gặp bác sĩ. Nếu bạn vẫn không yên tâm sau khi nhận được những lời khuyên của bác sĩ, hãy tìm một ý kiến thứ hai. Đừng chần chừ vì hành động sớm sẽ tạo ra sự khác biệt.
Hotline để được tư vấn trực tiếp: 0962. 005. 996 – 0987. 005. 996.