KĨ NĂNG SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6

                                        Bài 2: KỸ NĂNG NUÔI DƯỠNG SỰ TỰ TIN

Thực hành xong bài này, em:

  • Biết thế nào là tự tin, đâu là những biểu hiện của sự tự tin.
  • Hiểu bản thân và hiểu một số biện pháp nuôi dưỡng sự tự tin.
  • Vận dụng một số yêu cầu, biện pháp để thực hiện và nuôi dưỡng sự tự tin của bản thân.
  1. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
  2. Đọc câu chuyện sau.

CHUYỆN CỦA NAM

Suốt 5 năm Tiểu học, Nam đều được thầy cô chọn làm lớp trưởng vì bạn học giỏi, quản lí lớp tốt, lại được bạn bè yêu quý. Nhưng năm nay, gia đình Nam chuyển đến nơi khác sống nên Nam đi học ở một trường Trung học cơ sở mới. Ngày tập trung đầu năm học, lớp Nam được cô giáo chủ nhiệm cho sinh hoạt lớp và bầu lớp trưởng. Cô dành 3 phút cho các bạn suy nghĩ để tự ứng cử hoặc đề cử nhưng không có một cánh tay nào đưa lên. Cô yêu cầu: “Những em nào ở Tiểu học đã từng làm lớp trưởng thì giơ tay cho cô biết!”. Có 3 bạn giơ tay, riêng Nam vẫn ngồi im và nghĩ “mình mới qua trường này nên thôi, cứ để các bạn làm” mặc dù Nam rất muốn làm lớp trưởng.

(Xuân Phương)

Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Hãy đánh dấu x vào các       trước suy nghĩ của một người tự tin.
  2. Mình thích ngoại hình  của mình.
  3. Mình cảm thấy rất buồn nếu lỡ làm việc gì đó không đúng.
  4. Mình không sợ sai. Mình sẽ học hỏi từ những lỗi ấy để trưởng thành hơn.
  5. Mình chấp nhận thử những điều mới mẻ.
  6. Mình sợ khi phải làm những việc mình chưa bao giờ làm.
  7. Nếu đi thi mà thua cuộc thì mình sẽ rất xấu hổ.
  8. Trong một cuộc thi, tháng hay thua không quan trọng. Quan trọng là mình đã học được những gì.
  9. Xử lí tình huống sau.

Liên đội trưởng tổ chức cuộc thi “Nét đẹp đội viên” lớp em đã chọn bạn Hạnh dự thi vì bạn ấy có dáng cao nhất lớp, lại thêm làn da trắng , khuôn mặt dễ thương và giọng hát rất hay. Bạn ấy còn có kiến thức về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Nhưng bạn Hạnh đã từ chối vì thấy mình không tự tin.

Em sẽ nói gì để giúp bạn Hạnh tự tin hơn?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tìm thêm 2-3 câu nói có thể giúp em thể hiện sự tự tin ngoài những câu sau.

– Một người khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. (Khuyết danh).

– Tự tin không phải là luôn tin mình đúng mà là không sợ bị sai.                                                                                (Peter T.McIntyre).

( Cẩm nang suộc sống: Bông hoa của sự tự tin cần được nuôi dưỡng bởi việc hiểu, chấp nhận bản thân và không ngừng hoàn thiện)

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1.Bạn nào trong các tình huống sau đây đã thể hiện được sự tự tin của mình? Em hãy thử  thể hiện cảm xúc và hành vi của bạn đó.

  1. Bạn Hà trong nhóm em cúng nổi bật vì luôn là người đầu tiên thực hiện mọi việc mà không e ngại các bạn khác có thích hay không.
  2. Bạn Hiền rất muốn được hát trước lớp nhưng lại lo mọi người chê mình hát không hay.
  3. Xuân luôn nghĩ rằng, nói ít hành động nhiều thì mới thể hiện “đẳng cấp” sành điệu của mình.
  4. Hằng biết gia đình mình mình khó khăn nên không bao giờ chơi thân với các bạn có gia đình khá giả, giàu có.
  5. Hãy thực hiện các yêu cầu sau.

-Tìm hiểu và liệt kê những hành động, cử chỉ thể hiện sự tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Thử nói câu “Tôi làm được” với nhiều sắc thái ngôn ngữ khác nhau. Sau đó, tìm một người thân để nói “Tôi làm được” một cách tự tin nhất và nhờ người đó nhận xét xem cách nói của em như vậy đã thể hiện sự tự tin chưa.

III.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Viết lại những tình huống em đã thể hiện sự tự tin vào bản thân?

  1. Hãy miêu tả bản thân bằng cách dùng nhiều nhất 3 từ đối với mỗi đặc điểm sau:
  • Tính cách: …………………………………………………………….
  • Trình độ, năng lực:…………………………………………………………
  • Sự tự tin:…………………………………………………………………….
  • Điều làm em sợ nhất: ………………………………………………………
  1. Những việc làm nào có thể giúp em thêm tự tin?
  2. Cởi mở, sẵn sàng học hỏi người khác.
  3. Có trách nhiệm với bản thân về những suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mình.
  4. Quá bận tâm về những điều người khác nghĩ về mình.
  5. Để giúp mình thoát khỏi sự nhút nhát, e dè khi đối đầu với thử thách mới, em sẽ chọn các câu nào sau đây?
  • nhìn xa hơn vào mọi việc
  • Né tránh những vấn đề xuất hiện đột ngột
  • Luôn kì vọng cao vào bản thân
  • Mở rộng mối quan hệ bạn bè
  • Thay đổi từ từ chờ kinh nghiệm của người đi trước
  • Luôn nhìn thấy cơ hội trong thử thách
  • Chủ động trong mọi công việc
  • Xây dựng lòng tự trọng
  • Luôn sáng tạo và không ngại va chạm
  • Học hỏi những thứ mới mẻ
  • Cải thiện sự tự tin
  • Lạc quan những những điều không mong muốn
  • Dẹp bỏ lo lắng trước những cái mới lạ
  • Nghe theo người khác

 

BÀI 3: KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHO BẢN THÂN

 

Mục tiêu bài học: học xong bài này học sinh cần  xác định được mục tiêu học tập đúng đắn cho bản thân

Hiểu được yêu cầu, cách xác định mục tiêu cho bản thân

Vận dụng vào bản thân để xây dựng mục tiêu cho bản thân

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

ĐỌC MẨU CHUYỆN SAU :

KHỈ CON THÍCH BIẾT TUỐT

Có một chú khỉ nhỏ thích biết tuốt loay hoay mãi rồi cũng mệt, khỉ gặp đại bàng

Chú khỉ trẻ đang đi đâu đấy ? Đại bàng cất giọng

Cháu không biết đi đâu cả, đi đâu để trở thành người biết tuốt ạ

Đại bàng liền nói , vậy ta ôm chú lên để bay cho nhanh hơn nhé! đi thật cao, thật xa , vui lắm , bám vào cây mãi làm gì? chú khỉ đồng ý. Thế là đại bàng cắp khỉ trong đôi chân mạnh mẽ của mình và bay vút về tổ. Bầy đại bàng con trong tổ đang rất đói, chúng mừng rỡ reo hò.

Trước khi muốn học hỏi điều mới em nên làm gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Liệt kê 5 mục tiêu mà em muốn đạt được trong học tập. Vì sao em muốn đạt được các mục tiêu đó?

Xử lí tình huống sau.

Khi học Tiểu học, Hoàng từng 5 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng lên lớp 6, kết quả học tập của Hoàng không tốt, nhất là môn Toán. Các bài kiểm tra môn Toán liên tiếp đầu năm học, Hoàng chỉ đạt điểm 5. Hoàng rất buồn nhưng chưa biết làm cách nào để có thể học tốt hơn.

Hãy giúp Hoàng đặt mục tiêu và lên kế hoạch hành động để nâng cao thành tích học tập ở môn Toán theo gợi ý sau đây:

Mục tiêu
Mục tiêu dài hạn (Điểm tổng kết cuối năm):

Mục tiêu trung hạn (Điểm tổng kết học kì 1):

Mục tiêu ngắn hạn (Điểm kiểm tra 1 tiết gần nhất):

Kế hoạch hành động
Thời gian học Toán mỗi ngày
Số lượng bài tập toán phải làm mỗi ngày
Những người có thể giúp đỡ khi gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu

Ghi nhớ nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART

 

SPECIFIC – Tính cụ thể

Chỉ có những mục tiêu cụ thể mới giúp ta thực hiện được ước mơ của mình. Mục tiêu càng cụ thể thì khả năng đạt được càng cao.

S
MEASURABLE – Đo lường được

Các mục tiêu cần gắn với những con số cụ thể để xác định được khối lượng công việc cần hoàn thành, nghĩa là mục tiêu của bạn phải có sức mạnh, có thể đếm được.

M
ATTAINABLE – Tính khả thi

Nguyên tắc này nhấn mạnh đến khả năng thực hiện mục tiêu, không nên quá đề cao bản thân mà đưa ra nhứng mục tiêu xa vời.

A
REALISTIC – Tính thực tế

Có những ước mơ chỉ mãi là mơ ước và không bao giờ thực hiện được vì nó không phù hợp với thực tế. Đi quá xa thực tế chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và chán nản về con đường mình chọn.

R
TIME BOUND – Giới hạn thời gian

Chọn ra một mốc thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu. Sự trì hoãn chính là rào cản lớn nhất để đi đến thành công.

T

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

    Vận dụng nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART để viết lại 5 mục tiêu ở bài tập 2 (Hoạt động cơ bản).

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hãy liệt kê những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện mục tiêu học tập của mình và các biện pháp khắc phục.

Khó khăn Biện pháp khắc phục

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hãy đặt mục tiêu học tập trong một tháng và lên kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu đã đề ra (dựa theo mẫu gợi ý sau).

 

Môn học Mục tiêu Kế hoạch hành động Đánh giá
Hoàn thành Chưa hoàn thành
Toán
Ngữ văn

 

CẨM NANG CUỘC SỐNG: NGỌN HẢI ĐĂNG LÀM CHO NGƯỜI ĐI BIỂN SÁNG SUỐT THÌ MỤC TIÊU PHÙ HỢP SẼ LÀM CHO EM DỄ DÀNG THÀNH CÔNG TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962005996