“Tháng sáu mùa thi con đường học trò anh đưa em đi…” tháng sáu tháng của những kỳ thi đang cận kề.Ai đã từng trải qua những kỳ thi trong đời đều thấu hiểu cái cảm giác lo âu,hồi hộp và cả những mệt mỏi mà mỗi mùa thi mang lại.Thực ra thi đại học không phải là một kỳ thi quá khó nhưng luôn căng thẳng vì ta hay tưởng tượng không đỗ đại học là một điều gì đó khủng khiếp lắm nên cứ bồn chồn, lo lắng học cho tương lai, sự nghiệp . Để những ngày tháng “lều chõng” đi thi của bạn không còn là một “gánh nặng ” nữa mà nó sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò Trung tâm gia sư Trí Việt xin giới thiệu 9 cách giữ bình tĩnh trong phòng thi các sĩ tử phải biết.
Trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia, bạn nên tham gia 2-3 lần thi thử tại trường hoặc một số trung tâm ôn luyện tổ chức để cọ xát và làm quen với các thủ tục liên quan của phòng thi.Thêm vào đó việc thi thử có ý nghĩa khảo sát mức độ nắm kiến thức của thí sinh,từ đó giúp các bạn nhận ra các lỗ hổng kiến thức và kịp thời hoàn thiện.Từ đó việc kiến thức của bạn sẽ vững vàng hơn ,giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phòng thi thật. Việc tham gia thi thử còn có lợi ích nữa là giúp bạn phân chia được thời gian làm bài hợp lý khi thi thật để bạn chủ động và bình tĩnh hơn khi thi.
Ngoài việc thi thử ở trường hay trung tâm bạn cũng có thể tự mình thi thử ở nhà, tự bấm giờ và làm đề thi. Sau đó, bạn so đáp án với lời giải trong sách để tự chấm điểm.Hoặc bạn nhờ thầy cô giúp bạn làm một đề theo cấu trúc của một đề thi THPT thật sự rồi đặt thời gian làm bài như một cuộc thi thật. Hãy làm hết khả năng của mình để kiểm tra kiến thức và rút ra được một số kinh nghiệm trong việc căn chỉnh thời gian và trình bày trong bài làm của mình.
2. Chuẩn bị hành trang kiến thức thật vững
Để có một hệ hành trang kiến thức vững chắc không phải là chuyện của một sớm một chiều mà nó là một cả quá trình . Vì vậy hãy chủ động lên kế hoạch ôn thi thật sớm để những ngày sát thi, bạn không phải cuống cuồng “nhồi nhét” nhiều kiến thức.Các bạn nên chia bài tập thành các chuyên đề, luyện thật nhiều bài tập của mỗi dạng. Chỉ cần nhớ dạng bài chính là có thể giải được các bài tương tự.. Ôn đến phần nào bạn hãy nắm chắc phần đó, đừng mỗi phần ôn 1 chút. Điều này dễ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức và bỏ sót. Đặc biệt, với những môn học thuộc, bạn cần học bài theo chủ đề để đảm bảo lúc vào phòng thi xác định được đề ra thuộc phần nào ,chủ đề nào để không bị “cuống”.
Một tuần trước khi thi, các bạn không nên học những vấn đề mới mà nên ôn lại những điểm quan trọng. Các bạn cần đọc to, viết, lập sơ đồ tóm tắt,… thực hiện một vài hoạt động để lấy lại thông tin.
Nếu có những vấn đề gì còn khúc mắc bạn nên tham khảo ý kiến của thầy cô và các bạn có học lực tốt giải đáp .Giống như bạn Ngô Vương Minh (19 tuổi) là thủ khoa kép khối A-B của cả nước trong mùa thi THPT quốc gia 2015, đồng thủ khoa Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ :Ngoài học trên lớp, qua sách giáo khoa, nguồn học liệu mà thủ khoa khối A-B cảm thấy hiệu quả nhất trong ôn thi THPT quốc gia là mạng Internet. Khi gặp bất cứ vấn đề nào không tìm được lời giải trong sách giáo khoa, Minh sẽ đăng bài lên các diễn đàn, fan page hoặc nhóm học tập ở Facebook… để nhờ thầy cô và các bạn khác giỏi trả lời. Theo Minh, mạng Internet là nguồn đề vô tận và là cách giúp học sinh tiếp xúc với các giáo viên giỏi mà mình không có điều kiện học trực tiếp, được các thầy chỉ bảo và ra những đề thi sát nhất.
Buổi tối trước ngày thi các bạn hãy nghỉ ngơi và đi ngủ sớm đừng nhồi nhét thêm bất cứ phần kiến thức nào. Các bạn đã cố gắng hết sức rồi, vì vậy hãy thư giãn và hình dung một kết quả khả quan. Tâm lý tốt sẽ khiến các bạn làm bài tốt hơn. Hãy thả lỏng cơ thể bạn, nằm ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Nếu thấy khó ngủ bạn hãy tự tưởng tượng về một chuyện hư cấu nào đó .Sự tưởng tượng này nên hướng về những thứ nhẹ nhàng như bầu trời, thác nước,vườn hoa… đại khái là một điều gì đó làm bạn thấy bình yên và không làm cho bạn căng thẳng. Bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang nằm dưới một bầu trời đầy sao, tưởng tượng ra một con lắc đồng hồ dao động đều đều trước mắt. Những thứ đều đặn, nhàm chán sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đi giấc ngủ ngon.
Ngoài ra trước khi ngủ bạn nên nghe những giai điệu nhẹ nhàng của những bản nhạc không lời, với tiết tấu và giai điệu không quá nhanh cũng không quá chậm sẽ làm bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn và tăng cường khả năng trí tuệ.Một gợi ý là những bản nhạc Baroque không lời, nhạc Mozart ,Beethoven .Khi chúng ta lắng nghe theo nhịp điệu đều đặn của thể loại nhạc này, 60 nhịp một phút, nhịp tim, huyết áp và sóng não đều thư giãn theo điệu nhạc. Nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm đi, sóng não beta giảm 6% trong khi sóng não alpha (thích hợp cho học tập và trí nhớ) tăng 6%. .Âm nhạc có khả năng khiến nguồn năng lượng trong cơ thể được phục hồi hoặc suy giảm rất nhanh. Do vậy, khi cảm thấy căng thẳng,lo lắng hãy mở nhạc lên những bản nhạc êm dịu và phiêu du theo giai điệu của nó bạn sẽ làm lắng dịu tâm hồn mình lại,thư thái hơn tạo sức khỏe tinh thần thật tốt để sẵn sàng cho cửa ải “ vượt vũ môn”.
4. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các vật dụng,giấy tờ liên quan được mang vào phòng thi
Tối hôm trước ngày thi, bạn hãy chuẩn bị tất cả những đồ dùng cần thiết như thẻ dự thi, CMTND,bút viết ,bút chì, tẩy, thước, compa, máy tính, v.v… bỏ vào túi đựng đồ của mình.Tránh trường hợp bạn không chuẩn bị đồ cẩn thận trước bỏ sót món đồ nào đó đến gần giờ thi mới hốt hoảng chạy ngược chạy xuôi để mượn hay nhờ người về lấy giúp làm cho bạn sẽ trở nên căng thẳng do chưa bắt đầu đã không suôn sẻ. Vì vậy hãy sắp xếp đầy đủ từ tối hôm trước, sáng hôm sau chỉ việc “xách ba lô lên và đi” tạo tâm thế vững vàng,thoải mái ngay từ đầu.
Nếu bạn cảm thấy chưa chắc chắn bạn nên nhờ người thân để nhắc nhở,kiểm tra giúp lại một lần nữa cho chắc.
5. Trò chuyện cởi mở với bạn bè trước khi vào thi và nghĩ đến một chuyện hài hước nào đó.
Các bạn đi thi cũng thường có cùng tâm lý lo lắng ,hồi hộp như mình vì vậy nên bắt chuyện với bạn để giải tỏa tâm lý,những mẩu chuyện nhỏ về trường lớp về nơi bạn đến,về ước mơ ,về chia sẻ kiến thức…sẽ giúp bạn quên đi lo lắng ,thoải mái tinh thần bước vào phòng thi.Ngoài ra bạn hãy luôn cố gắng mỉm cười vì“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, dù khi làm bài có khó khăn thế nào cũng luôn hãy tự mỉm cười, thoải mái tâm lý hết sức có thể.Vì nụ cười sẽ truyền tín hiện về não dập tắt đi nỗi sợ hãi,lo lắng.Cười còn làm cơ thể bạn thư giãn với tất cả các cảm giác dễ chịu và làm tiêu tan sự căng thẳng trong ngày.Nghĩ đến một chuyện hài hước nào đó là một gợi ý giúp bạn mỉm cười.Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn nghĩ một điều gì đó vui vẻ thú vị, não bộ sẽ bắt đầu có các phản ứng sinh lý tương ứng theo hướng tích cực khiến chúng ta cảm thấy bình tĩnh hơn và ít lo lắng hơn.Lưu giữ trong đầu một vài mẩu chuyện ngắn hài hước có thể giúp bạn cười ngay tức khắc như mẩu chuyện “ Chuyện của hai người điếc ” dưới đây là một gợi ý.
Có ông điếc nọ chuẩn bị đi câu cá,ông dắt xe ra ngoài cổng với chiếc cần câu.Ông điếc hàng xóm thấy ông này có vẻ như đi câu liền hỏi:
“ Ông đi câu cá đấy à”.Ông điếc nọ liền trả lời “ Không ,tôi đi câu cá”
Ông điếc hàng xóm đáp lại “ Ồ,thế mà tôi lại tưởng ông đi câu cá”.
6. Trong quá trình thi làm từ câu dễ đến câu khó
Cầm đề thi trên tay, bạn đừng vội làm ngay, mà nên dành từ 5 – 10 phút để đọc qua một lượt. Khi đọc đề chú ý phân loại các câu khó, dễ để dự trù thời gian trước cho mỗi phần khi làm bài. Khi làm bài phải làm từ câu dễ nhất đến câu khó nhất. Làm những câu là thế mạnh của bạn trước, bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn, tự tin hơn, và tự khắc cảm giác “run” sẽ biến mất.Hơn nữa làm câu dễ trước bạn sẽ nắm chắc điểm của những bài đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn.
Đến khi làm hết những câu dễ, bạn nên rà soát lại một lượt cho chắc chắn rồi mới chuyển qua làm các câu khó hơn để tránh những lỗi nhỏ gây mất điểm. Khi làm những câu khó bạn thường lo lắng mà không tập trung vào bài của mình nữa mà sẽ nhìn xung quanh phòng. Và bạn sẽ cực kì mất bình tĩnh khi thấy ai cũng làm chăm chú và có vẻ như làm được bài. Điều này như đổ dầu vào lửa sẽ khiến bạn càng thêm mất tự tin và run hơn.
Vì thế, khi chưa tìm được lời giải cho câu hỏi, bạn nên tập trung vào bài của mình, đọc kĩ câu hỏi, phân tích đề thêm một lần nữa và thử làm trong giấy nháp. Đừng để ngoại cảnh chi phối bạn quá nhiều nhé. Việc đọc lại đề vừa giúp bạn tập trung lại, vừa có thể “khơi gợi” câu trả lời đấy.
7. Nếu bắt đầu mất bình tĩnh hãy dừng lại một phút, hít thở thật sâu, sau đó tiếp tục tập trung đọc kĩ đề ít nhất 3 lần và tĩnh tâm làm bài
Khi bạn gặp một điều gì đó gây sợ hãi, lo âu, hơi thở thường gấp và tim sẽ đập nhanh hơn… điều này cho thấy tâm trạng có sự liên quan tới nhịp thở. Vì vậy, nếu điều chỉnh hơi thở của bạn luôn luôn đều đặn trong mọi cảm xúc thì bạn sẽ có suy nghĩ tích cực và giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Vì thế khi bắt đầu có cảm giác mất bình tĩnh bạn hãy hít thở thật sâu.Hít thật sâu và đều là một cách làm nhịp tim của bạn chậm và điều hòa.Hít thở sâu đúng cách bằng bụng sẽ đem lại lợi ích tốt lúc này.Thở bụng nghĩa là khi hít vào, phần bụng của bạn phải phình to tối đa, ngược lại, phần bụng sẽ thót lại khi bạn thở ra. Thở bụng có khả năng hấp thu nhiều khí hơn thở ngực, giúp tâm trí tĩnh tại, giảm căng thẳng.Thêm vào đó khi bạn tập luyện hít thở sâu sẽ giúp lượng serotonin tăng đáng kể. Đây là chất được não sản xuất ra giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi, tinh thần luôn được điều hoà, chịu đựng được áp lực trong mọi việc và tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, hít thở sâu sẽ giúp cung cấp lượng ô-xy cao cho não, giúp tinh thần phấn chấn, bạn sẽ không còn cảm thấy mất bình tĩnh nữa.
8. Hãy đến phòng thi sớm
Kỳ thi đến bạn nên có “3 sớm” là ngủ sớm,thức dậy sớm và đến phòng thi sớm để luôn có tâm lý sẵn sàng ,chủ động,thoải mái nhất.
Đến phòng thi sớm khoảng 15 tới 20 phút là đủ để bạn làm quen với phòng thi, kiểm tra những đồ dùng, dụng cụ cần mang vào phòng một cách thong thả. Nếu tới quá sớm bạn sẽ phải vật vờ ở quán nước, ghế đá và như vậy thể lực sẽ bị tiêu hao khi “cuộc vượt ải vũ môn” còn chưa bắt đầu. Ngược lại, tới sát giờ bạn có thể vẫn kịp vào phòng thi, nhưng việc phải hớt hải chạy cuống cuồng tới phòng thi sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý.
Tâm lý tự tin khi bước vào kỳ thi rất quan trọng là một trong yếu tố không nhỏ quyết định thành quả của bao năm đèn sách.Vì vậy bạn hãy thoải mái nghĩ rằng kỳ thi không phải là thứ gì đó quá ghê gớm. Đi thi thôi mà. 12 năm trời thi biết bao nhiêu lần rồi. Và không phải chỉ một mình mình đi thi. Cả triệu người cũng đi thi. Thế cho nên đâu có gì mà phải lo lắng quá mức.Cuối cùng, khi đã ngồi vào ghế và chỉ chờ phát đề, hãy hít thở thật sâu, thật đều và tự nhủ rằng đây chỉ là một bài kiểm tra. Sự thật thì bài thi có khi còn dễ hơn những bài kiểm tra, những bài thi thử bạn đã luyện trong suốt thời gian qua. Vì vậy, cứ coi như đây là một bài kiểm tra bình thường, bạn sẽ giữ được trạng thái bình tĩnh, tỉnh táo.Tạo sự thoải mái và luôn tự nhắc nhở rằng” mình sẽ làm được” là yếu tố rất quan trọng để giúp bạn hoàn thành tốt nhất bài thi.
Có thể bạn sẽ gặp phải đề khó nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng phải luôn tự tin vào năng lực của bản thân và biết cách khai thác tiềm năng vốn có của mình.
Napoleon Hill – Nhà văn, nhà báo, luật sư, diễn giả nổi tiếng người Mỹ, từng làm cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Theodore Rooselt. Jr quả quyết rằng:
“Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm, và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua”.
Kỳ thi đại học là một kì thi bước ngoặt của cuộc đời. Và thành công hay thất bại cũng như sợ hãi, hay hồi hộp thì kì thi cũng đến. Tại sao chúng ta không hăng hái, xông pha, dũng cảm và tự tin với hết sức của mình, đem tất cả những gì ta đã có, đã tính luỹ trong 12 năm qua để vượt qua. Hi vọng bài viết này sẽ góp phần giúp các bạn có được tâm lý và hành trang thật tốt để đạt thành tích cao trong kỳ thi tới để bù đắp xứng đáng những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra.Và cuối cùng chúc các sĩ tử sẽ luôn: “Đủ sức khỏe – đủ tự tin – đủ quyết tâm – đủ khát khao chiến thắng”.http://giasusuphamtriviet.edu.vn